Cây cọ trơn còn có tên gọi khác là cọ xẻ. Đây là loại cây thường được chọn trồng làm cảnh, tôn tạo vẻ mỹ quan cho nhiều không gian xanh đô thị, thường gặp nhất là ở các công viên, khu văn hóa, các biệt thự…
1. Giới thiệu chung về cây cọ trơn

- Tên phổ thông: Cọ trơn
- Tên khác: Cọ xẻ
- Tên khoa học: Livistona chinensis
- Nguồn gốc: khu vực cận nhiệt đới Đông Á. Nó là loài bản địa của phía nam Nhật Bản, Đài Loan, một số đảo trên biển Đông.
- Loài cọ này cũng có mặt ở Việt Nam nhưng không phổ biến bằng các nước trên.
2. Đặc điểm cây cọ trơn
▼ Đặc điểm hình thái cây cọ trơn

- Đây vốn là một loài cây rừng thuộc loại cây gỗ thứ sinh, thường xanh, chiều cao cây trưởng thành từ 3-25 m tùy điều kiện sống. Khi mọc tự nhiên ở môi trường thích hợp nó cao trung bình từ 15 m trở lên. Khi được trồng trong các công viên, vỉa hè đường phố… do điều kiện đất kém dinh dưỡng, ít được chăm bón nên chỉ cao khoảng 5-7 m.
- Thân có dạng trụ tròn, đường kính thân trung bình từ 15cm -30cm. Khi bóc bẹ thì thân nhẵn nên được gọi là cọ da trơn
- Lá cây cọ trơn xòe to dạng bản mỏng, nhọn ở đuôi lá. Lá tập trung ở đỉnh, lá già mọc xụ hướng đất trong khi lá bánh tẻ mọc chếch, lá non thì mọc thẳng đứng. Tất cả kết thành một vòm tán hình cầu, trông như một vòi nước đang phun theo mọi hướng
- Hoa dạng chùm tụ tán, là loại hoa lưỡng tính gồm 6 nhị, bầu noãn 3 buồng
- Quả tròn dài, to khoảng 11-13 mm, có màu xanh lam đậm lúc chín
▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây cọ trơn

- Cây cọ trơn có nguồn gốc từ miền núi nên có sức sống tốt và sinh trưởng mạnh mẽ. Nó có thể thích nghi tốt với điều kiện nắng nóng, khả năng chịu hạn và chịu lạnh tương đối tốt
- Tại Việt Nam, nó phát triển mạnh trong các điều kiện thổ nhưỡng cũng như thích hợp với khí hậu. Cây phân bố dọc theo chiều dài đất nước nhờ vào khả năng chịu hạn hán tốt và khả năng chịu nóng – lạnh rất tốt.
- Lá bản rộng nên loại cọ này sinh trưởng thuận lợi nhất ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp và phát triển mạnh trong độ ẩm từ 60-80%
3. Tác dụng của cây cọ trơn

– Tác dụng chủ yếu là tôn tạo cảnh quan: cây được trồng đơn độc để tạo nét chấm phá các công trình; trồng thành cụm khoảng 3-5 cây hoặc thành đường vòng cung nhỏ để trang trí công viên, các khu chung cư; trồng thành hàng liên tục hoặc từng dải đứt đoạn trên các vỉa hè đường phố, dải phân cách, bờ sông.
– Ở một vài vùng người dân bản xứ lấy lá cọ để lợp nhà
– Cây cọ xẻ còn được trồng để thu hái quả bởi giá trị kinh tế cao: vỏ và hạt quả chứa nhiều dầu có thể ép lấy dầu ăn hoặc dùng trong công nghiệp in, thực phẩm, xà phòng. Bã ép dầu được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
4. Lưu ý cách chăm sóc cây cọ xẻ đúng cách

– Chế độ tưới nước cho cây
+ Do cây có bản lá rộng nên nhu cầu nước lớn hơn những loại cây khác. Tuy nhiên nếu là cây trồng trong nhà thì không nên tưới nước nhiều. Nên tưới khoảng 3 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất
+ Vào mùa hè nên tưới nhiều nước hơn và phủ rơm tạ ở gốc để tránh thoát hơi nước
+ Mùa mưa chú ý thoát nước cho cây, tránh để đất bị ngập úng
– Chăm sóc cho cây cọ xẻ phát triển
+ Hàng tuần nên định kỳ tiến hành rửa hoặc lau lá từ 1-2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ hết những bụi bẩn để giúp lá luôn sáng bóng và sạch sẽ
+ Để cây phát triển tốt cần thiết phải bón phân định kỳ cho cây. Nên bón phân chuồng hoai mục với lượng vừa phải để kích thích lá ra nhiều và cây mau lớn. Nên bón phân cho cây khoảng 3 lần/năm và mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng là hợp lý nhất.
– Phòng trị bệnh cho cây
Loại cọ này khá khỏe nên ít khi bị sâu bệnh. Những bệnh thường gặp trên cây như bệnh héo lá, bệnh đốm vàng và bệnh sâu ăn lá. Cần thường xuyên chăm sóc và theo dỏi sự phát triển của cây để phát hiện kịp thời mầm bệnh và có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 02466.823.663
Địa chỉ: Số 42, Ngõ 20 Phố Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
VPGD: 104H1 Thành Công – Ba Đình – HN
E-mail: thanhcongxanh@gmail.com