Sau sau là một trong những loại cây công trình được yêu thích nhất. Cây sau sau là loài thân gỗ lớn. Tuổi thọ của sau sau rất cao. Cây Sau sau thuộc dạng cây gỗ lớn, dáng đẹp kiêu ngạo. Cây có thể đạt độ cao tối đa lên đến hơn 30m. Lá sau sau có 3 – 5 thùy thường rụng vào mùa khô. Khi thay lá, những lá già và lá non đều có màu đỏ sặc sỡ và thích hợp sống ở vùng á nhiệt đới.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DÂU SAU SAU
Cây sau sau được trồng rất nhiều ở Trung Quốc
- Cây sau sau còn có rất nhiều tên gọi khác như: cây sau trắng, cây sâu trắng, cây thau, cây trao, cây phong hương, cây bạch giao hương, cây cổ yếm, cây bạch giao, cây chà phai…
- Tên khoa học của cây sau sau là Liquidambar formosana.
- Cây sau sau thuộc họ Tô hạp ( Altingiaceae)
Cây sau sau phân bố chủ yếu tại các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam…
Ở Việt Nam, cây sau sau tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình…
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY SAU SAU
Cành sau sau
- Thân cây sau sau thẳng, có nhiều nhánh thon và ngắn. Tán của sau sau gọn thon hình quả trứng, rất đẹp.
- Gỗ cây sau sau rất tốt, bền và có mùi thơm.
- Lá cây sau sau nhỏ, mọc so le. Phiến lá xẻ thành 3 hoặc 5 thùy hình tam giác, có răng cưa hai bên. Khi còn non, lá có màu đỏ thẫm rất bắt mắt. Kích thước trung bình của lá đạt từ: chiều dài 6-12cm x chiều rộng 9-17cm.
- Mùa hoa của cây vào khoảng từ tháng 3 – tháng 4. Hoa của cây sau sau là loại hoa đơn tính. Hoa đực tập hợp thành chùy ở ngọn. Hoa cái cây sau sau có hình cầu và có cuống hoa dài thòng xuống.
- Quả của cây diễn ra vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Cây sau sau có thể cho nhiều quả kép nhỏ hình cầu, đường kính của quả đạt 3cm. Bên trong quả có nhiều hạt hình bầu dục có cánh.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SAU SAU
Lá cây sau sau có thể dùng chữa bệnh
- Quả sau sau có vị đắng, tính bình, mùi rất thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Lá sau sau có vị đắng, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết. Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau.
- Rễ cây có vị đắng tính ấm; tác dụng khư thấp, chỉ thống. Quả cây sau sau có tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, đái khó, mề đay, viêm da, chàm. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết; chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.
- Nhựa cây có tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau; trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam.
- Sau sau được dùng làm thuốc trong các chữa các bệnh:
- Chữa sâu răng, đau răng: lấy nhựa cây đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, chấm vào chỗ đau.
- Chữa nổi mẩn, mề đay, lở ngứa: dùng lá hoặc vỏ cây nấu lấy nước, lau rửa hoặc tắm.
- Chữa mụn nhọt, đòn đánh đau nhức, phong thấp sưng đau: nhựa sau sau 40g, nhựa thông 40g, sáp ong 10g, dầu vừng 10g. Tất cả đun cho tan, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy và dán vào chỗ đau.
- Chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn thân tê buốt: lộ lộ thông 20g, tùng tiết 20g. Sắc uống. Không dùng cho phụ nữ có thai.
4. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ CHĂM SÓC CÂY SAU SAU
- Cây không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, khả năng tái sinh rất tốt.
- Cây được nhân giống bằng hạt.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 02466.823.663
Địa chỉ: Số 42, Ngõ 20 Phố Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
VPGD: 104H1 Thành Công – Ba Đình – HN
E-mail: thanhcongxanh@gmail.com