Sò đo cam là cây có nguồn gốc ở Châu Phi. Nó được du nhập và phân bố rộng rãi ở các vùng miền của nước ta, tập trung nhiều nhất ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sò đo cam là loài cây thân gỗ lớn và có thể cao tới 20m.
1. Giới thiệu chung cây Sò đo cam

- Tên phổ thông: Sò đo cam
- Tên khác: Sò đo, Chuông đỏ, Đỉnh phượng hoàng
- Tên khoa học: Spathodea Campanulata
- Họ thực vật: Bignoniaceae (họ Núc Nác)
- Nguồn gốc: các nước nhiệt đới Châu Phi. Nó được du nhập và phân bố rộng rãi ở các vùng miền của nước ta, tập trung nhiều nhất ở Bảo Lộc (Lâm Đồng).
2. Đặc điểm cây Sò Đo Cam
▼ Đặc điểm hình thái cây Sò Đo Cam

- Sò đo cam là loài cây thân gỗ lớn, thân thẳng và nhẵn, vỏ màu nâu xám. Cây có thể cao tới 20m
- Cây phân cành nhánh cao, tán tập trung ở đình cành và xòe rộng sang các phía
- Lá kép lông chim một lần, mọc đối trên cùng 1 cuống có lông. mỗi lá có khoảng 9-10 lá chét gần như không có cuống, các lá chét cũng mọc đối xứng nhau.
- Hoa sò đo cam tương đối lớn, nó có dạng ống rộng hơi cong chia thùy, màu vàng đậm hay màu đỏ cam xếp sát nhau, mọc thẳng đứng. Cụm hoa ngắn và dày, mọc ở đỉnh cành, hoa sau khi nở thì rất lâu mới tàn.
- Quả đậu sau khi hoa tàn, quả nang đứng cao 20 cm, rộng 3–5cm, nhẵn và chứa các hạt có cánh
- Hạt sò đo nhiều và có cánh, hạt phát tán qua gió giống như hạt cây Nhạc Ngựa, hạt cây Bằng Lăng…
- Cánh của hạt sò đo cam mỏng dính theo trái nên chỉ bay xa không quá 10m
▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây Sò đo cam

- Là cây phân tán hạt nhờ gió. Mùa ra hoa và đậu quả là từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 4 năm sau
- Sò đo cam là loài cây có hoa sặc sỡ, thích hợp với nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, mọc tới độ cao khoảng 1.200m
- Đây là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nó phát triển tốt nhất trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ.
- Sò đo cam ít bị sâu bệnh phá hại, trồng được trên cả đất mặn và có khả năng chịu hạn ở mức trung bình
3. Tác dụng của cây Sò đo cam

- Nhờ đặc điểm sinh trưởng và phát triển khá nhanh, cho hoa rực rỡ đẹp sắc, lâu tàn, tán lá xanh mát nên được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trồng trong công viên, vỉa hè đường phố, khu dân cư, các trụ sở hành chính, trường học, bệnh viện và nhất là làm cây bóng mát cho sân vườn…
- Nó không chỉ là cây trồng để lấy bóng mát, cho hoa đẹp, mà nó còn là một cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều nước trên thế giới.
- Tại Ghana, vỏ và lá được dùng để sát trùng và làm lành vết thương, đặc biệt là khả năng trị bỏng và chế một loại nước uống.
- Lá và hoa của cây này cũng có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh sốt rét và nhiều bệnh khác nữa.
- Ở Việt Nam, theo thầy thuốc Phạm Hoàng Hộ thì vỏ cây sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
4. Lưu ý kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sò đo cam

– Thời vụ gieo trồng:
Thích hợp nhất là trồng cây vào mùa mưa. Ở miền Bắc nước ta thường trồng vào vụ Xuân hè hoặc Hè thu, ở miền Trung và Tây Nguyên thì thường trồng vào mùa mưa.
– Kỹ thuật trồng cây:
+ Cuốc hố với kích thước 40cm x 40cm x 40cm theo đường đồng mức và bố trí hố so le theo hình nanh sấu
+ Cuốc hố trước khi trồng khoảng một tháng
+ Kết hợp bón lót từ 0,1-0,3 kg phân NPK/hố, vun đất theo hình mui rùa với lấp đất
+ Dùng cuốc đào giữa hố với độ sâu bằng chiều cao của bầu
+ Đặt cây con sao cho cổ rễ ngang mặt hố, sau đó vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt
– Chăm sóc cây con:
+ Tưới nước đầy đủ cho cây, nhất là khi thời tiết khô hạn
+ Vào mùa mưa chú ý thoát nước cho đất để cây không bị ngập úng
+ Một năm bón phân khoảng 2 lần. Bón kết hợp phân chuồng hoai mục và phân NPK. Nên bón vào những hôm mát trời
+ Chú ý làm cỏ cho cây, nhất là khi cây con mới trồng cần thường xuyên nhổ bỏ những cây mọc dại để loại bỏ sự cạnh tranh chất dinh dưỡng
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 02466.823.663
Địa chỉ: Số 42, Ngõ 20 Phố Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
VPGD: 104H1 Thành Công – Ba Đình – HN
E-mail: thanhcongxanh@gmail.com